Tìm hiểu về sơn PU và những loại sơn PU hiện đang bán trên thị trường

Chắc hẳn đã không ít lần bạn được nghe đến cụm từ “”. Vậy , có tác dụng gì và trên thị trường hiện có bao nhiêu loại sơn PU? Hãy cùng chuyên trang Portfolio đi tìm hiểu rõ hơn về loại sơn này nhé.

1. Sơn PU là sơn gì?

Sơn PU có tên tiếng Anh là Polyurethane, là một loại polymer được sử dụng khá nhiều trong cuộc sống. Sơn PU có 2 dạng chính là dạng cứng và dạng foam. Sơn được dùng làm vecni để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ như bàn ghế gỗ, cửa gỗ và những vật dụng bằng gỗ khác. Còn đối với dạng foam, sơn được dùng để làm nệm mút trong các loại ghế.

Không chỉ có vậy, foam còn dùng để bảo vệ và vận chuyển các thiết bị cũng như dụng cụ dễ vỡ. Nói chung để cho dễ hiểu thì sơn PU chính là loại sơn dùng để bảo vệ và đánh bóng, đồng thời tạo màu cho gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp sao cho chúng có diện mạo đẹp mà mịn nhất có thể.

Sơn PU có 3 thành phần chính bao gồm:

– Sơn lót: Có tác dụng làm phẳng bề mặt, che khuất các khuyết điểm để sơn được đẹp hơn. Giống như việc bạn sơn tường nhà dùng bột trét làm phẳng bề mặt sơn thì sơn Pu cũng có tác dụng tương tự như bột trét.

– Sơn màu: Tùy thuộc yêu cầu của khách hàng

– Sơn bóng: Có nhiều thợ sơn dùng từ sơn PU, tuy nhiên đây chính là cách pha sơn để nhằm tạo độ bóng bề mặt cả quá trình sơn PU cho gỗ.

2. Sơn PU có bao nhiêu loại?

Sơn PU hiện nay có 2 loại trên thị trường:

– Sơn PU 1K: Là hệ sơn một thành phần, sản xuất từ alkyd cao cấp cùng nhựa PU1, giúp nâng cao tính năng của sản phẩm phù hợp dùng cho gỗ nội thất và ngoại thất, gốm, mây tre, kim loại… Một điểm thú vị của sơn PU 1K là nó có tất cả các hệ màu.

+ Ưu điểm của sơn PU 1K:

Có khả năng bám dính tốt

Độ cứng cao

Hàm lượng rắn cao

Bền uốn tốt

Không phai màu

Chống chịu được thời tiết, có khả năng chống ố vàng

Khá dễ sử dụng

+ Nhược điểm của sơn PU 1K:

Không có khả năng chống trầy

Không thể kháng dung môi

– Sơn PU 2K: Đây là loại sơn tổng hợp có tính năng rất ưu việt. Sơn này thường được sử dụng khá rộng rãi trong các loại gỗ, mây tre lá… Có tác dụng sơn lót và phủ trên các loại gỗ, kim loại, mây tre lá… Cũng như sơn PU 1K, sơn PU 2K có tất cả các hệ màu.

+ Ưu điểm của sơn PU 2K:

Độ bám dính tốt

Độ cứng cao

Khả năng chống trầy xước tốt

Màu sắc đa dạng

+ Nhược điểm của sơn PU 2K:

Tuy khá nhiều ưu điểm, nhưng sơn PU 2K lại có 2 nhược điểm đó là chậm khô và không kháng dung môi.

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *